CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm

Bởi ebh.vn - 01/10/2020

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình lên dự thảo Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Nếu dự thảo được thông qua đồng nghĩa với việc tra cứu Bảo hiểm sẽ rất nhanh chóng và chính xác. Hỗ trợ tối đa cho đơn vị, doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện tra cứu bảo hiểm.

Họp dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm

Họp dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm

1. Cơ sở dữ liệu về BHXH và nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm chứa đựng các thông tin quan trọng và cần thiết về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT); các thông tin về y tế, an sinh xã hội và các thông tin khác có liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ được dùng chung cho các hoạt động của chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương. Được xây dựng tập trung, thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc. Thông tin được kết nối, chia sẻ hai chiều với với Cổng dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác theo quy định.

Theo dự thảo này, các thông tin về bảo hiểm của người tham gia sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc mỗi một công dân, mỗi một doanh nghiệp có một định danh duy nhất trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.

Xem thêm: Từ 1/6/2021 - Chính thức triển khai dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi khai thác, cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm

Dự thảo về Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm nêu rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi khai thác, cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm cụ thể như sau:

2.1 Quyền của tổ chức, cá nhân

Mọi cá nhân và tổ chức khi tham gia bảo hiểm sẽ có quyền như sau:

  • Được quyền truy cập, khai thác dữ liệu về mình hoặc do mình tạo ra, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm trừ pháp luật có quy định khác.

  • Phản ánh, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về nội dung dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.

  • Được quyền sử dụng các thông tin, dữ liệu về mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm để nộp hoặc gửi cho các cơ quan, tổ chức cá nhân yêu cầu khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc các hoạt động xã hội.

  • Được hướng dẫn về việc khai thác, tương tác với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.

2.2 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Bên cạnh quyền thì mỗi cá nhân và tổ chức khi tham gia BHXH sẽ có quyền sau: 

  • Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.

  • Thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền khi khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc cung cấp thông tin để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.

  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

3. Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm gồm các nhóm thông tin cơ bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau:

Thành lập cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH  phân theo 12 nhóm

Thành lập cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH  phân theo 12 nhóm

1. Nhóm thông tin cá nhân

Nhóm thông tin cá nhân gồm: Họ tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, mã số công dân, dân tộc, quốc tịch, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, số điện thoại, tên cha mẹ, ảnh…

2. Nhóm thông tin về hộ gia đình

Nhóm thông tin về hộ gia đình gồm: Số hộ khẩu; mã hộ gia đình; địa chỉ.

3. Nhóm thông tin về tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm cho người lao động

Nhóm thông tin này gồm: Tên tổ chức/Cá nhân; mã ngành nghề; mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp; quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh; địa chỉ trụ sở đăng ký; thông tin liên hệ: số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ liên lạc, địa chỉ website; loại hình đơn vị; phương thức đóng BHXH (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng).

4. Thông tin về bảo hiểm xã hội

Thông tin về BHXH gồm: Mã số; loại đối tượng; phương thức đóng; quá trình đóng gồm thời điểm bắt đầu đóng, kết thúc; tiền lương đóng (mức lương/mức thu nhập, hệ số lương); phụ cấp đóng; chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất…

5. Nhóm thông tin về bảo hiểm y tế

Nhóm thông tin về BHYT gồm: Mã BHYT, loại đối tượng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thời điểm hết hạn, thông tin 05 năm liên tục.

6. Nhóm thông tin về bảo hiểm thất nghiệp

Nhóm thông tin về bảo hiểm thất nghiệp gồm: Thời điểm bắt đầu, kết thúc, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đóng BHTN được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; thời điểm hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng, số lần hưởng…

7. Nhóm thông tin về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thông tin về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm: Mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hình thức hưởng một lần hoặc hưởng hàng tháng; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

8. Nhóm thông tin về y tế

Nhóm thông tin về y tế gồm: Các thông tin về dữ liệu danh mục dùng chung trong lĩnh vực y tế; dữ liệu thông tin về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; dữ liệu nhân lực y tế; dữ liệu hồ sơ sức khỏe cá nhân; khám bệnh, chữa bệnh…

9. Thông tin về người có công

Thông tin về người có công gồm: Số lượt người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng; Số lượt người được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần; số hộ người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở; số công trình ghi công liệt sỹ.

Mọi thông tin về Bảo hiểm đều có thể truy cập được trên Cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm.

Mọi thông tin về Bảo hiểm đều có thể truy cập được trên Cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm

10. Thông tin về trợ giúp xã hội

Thông tin về trợ giúp xã hội gồm: Trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

11. Thông tin về giảm nghèo

Thông tin về giảm nghèo gồm: Số cơ sở bảo trợ xã hội; số đối tượng hỗ trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế; số hộ nghèo, số hộ thoát nghèo, số hộ nghèo phát sinh.

12. Nhóm thông tin phục vụ theo yêu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành

Nhóm này gồm các thông tin như: Tổng số đối tượng tham gia chia theo các khu vực, giới tính, độ tuổi; tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH chia theo các khu vực, giới tính, độ tuổi; tổng số thu, chi các quỹ thành phần; tuổi nghỉ hưu bình quân đối với nam và nữ; danh mục đầu tư, lãi suất đầu tư.

Thông qua Dự thảo Nghị định quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm có thể thấy được, toàn bộ những thông tin liên quan đến bảo hiểm của công dân đều được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Do đó, khi dự thảo này được thông qua, người lao động và các đơn vị, doanh nghiệp có thể truy cập và tìm kiếm các thông tin liên quan đến bảo hiểm rất nhanh và chính xác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà các dữ liệu sẽ được giới hạn truy cập đảm bảo bảo mật thông tin và các đối tượng xấu trục lợi.

Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ bảo hiểm xã hội điện tử xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Địa chỉ: Số 11 Đặng Thùy Trâm, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tel: 024.37545222 - Fax: 024.37545223

Hotline: 1900558873/ 1900558872

Trân trọng cảm ơn!

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu