CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Tại sao lại không nên rút BHXH 1 lần vào cuối năm?

Bởi ebh.vn - 06/01/2023

Hiện nay, nhiều người lao động thường lựa chọn thời điểm cuối năm để rút BHXH 1 lần để phục vụ nhu cầu chi tiêu trong dịp Tết. Điều này có nên hay không và tại sao lại không nên rút BHXH 1 lần vào cuối năm? Hãy cùng eBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người dân không nên rút BHXH 1 lần vào dịp cuối năm

Người dân không nên rút BHXH 1 lần vào dịp cuối năm

1. 03 lý do không nên rút BHXH 1 lần vào cuối năm?

Thời điểm cuối năm cũng là thời điểm mà nhu cầu chi tiêu tăng cao do đó nhiều người tham gia Bảo hiểm xã hội nghĩ đến việc rút BHXH 1 lần để giải quyết các nhu cầu trước mắt. Tuy nhiên, có ít nhất 03 lý do không nên rút BHXH 1 lần vào dịp cuối năm mà không phải ai cũng biết.

1.1 Không phải cứ nghỉ việc là sẽ được rút BHXH 1 lần

Người lao động sau khi nghỉ việc mà muốn rút BHXH 1 lần cần phải gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH để được giải quyết chế độ BHXH. Tuy nhiên, người lao động cần phải đáp ứng được các điều kiện hưởng được quy định  tại khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Theo đó, người lao động phải thuộc 1 trong 8 trường hợp sau khi có yêu cầu gửi cơ quan BHXH mới được giải quyết hưởng chế độ BHXH 1 lần gồm:

(1) Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện

 (2) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

(3) Người tham gia BHXH ra nước ngoài để định cư;

(4) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

(5) Đối tượng được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH (gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân) khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

(6) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH (gồm:Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí) khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. 

(7) Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc mà chưa tham gia BHXH đủ 20 năm.

(8) Người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đóng BHXH đủ 20 năm.

Như vậy, người lao động không nên vội vàng nghỉ việc để rút BHXH 1 lần khi không thuộc đối tượng hưởng như đã kể trên nhất là vào thời điểm cuối năm người lao động còn có thể mất thêm khoản tiền thưởng tết và lương tháng thứ 13 từ công ty.

1.2 Tiền lãnh BHXH 1 lần nhận được giảm

Hiện nay mức tiền hưởng BHXH 1 lần được tính căn cứ theo thời gian đóng BHXH và mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH của người lao động.

Đối với trường hợp đóng BHXH bắt buộc, mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động được quy định tại Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH theo công thức tính:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ 2014)

Trong đó: Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện: thì tiền hưởng BHXH 1 lần của người lao động tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH theo công thức:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH từ 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ

Trong đó Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Như vậy theo các công thức trên có thể thấy mức tiền hưởng BHXH 1 lần sẽ tỷ lệ thuận với Mbqtl/Mbqtn

Theo đó, Mbqtl và Mbqtn lại được tính theo công thức:

Mbqtl/Mbqtn = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá) : Tổng số tháng đóng BHXH

Hàng năm Bộ LĐ-TB&XH đều sẽ ban hành thông tư mới quy định về hệ số trượt giá  mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH vào thời điểm cuối năm trước, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm sau và hệ số trượt giá của năm sau sẽ cao hơn năm trước.

Như vậy khi hệ số trượt giá tăng thì Mbqtl/Mbqtn cũng sẽ tăng và mức hưởng BHXH 1 lần cũng sẽ tăng thêm sau mỗi năm.

Vậy nên, trong trường hợp bắt buộc rút BHXH 1 lần thì người lao động nên chờ sang thời điểm năm sau rút BHXH sẽ có mức hưởng cao hơn.

Bên cạnh đó, tùy vào thời gian mà mức tiền lương/thu nhập đóng BHXH của mỗi người mà số tiền được tính thêm có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Xem thêmCách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online

2.3 Thời gian chi trả tiền BHXH 1 lần sẽ lâu hơn

Thời gian nhận hưởng BHXH 1 lần được quy định tại Khoản 4, Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể như sau: 

“Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Vào cuối năm thời gian nhận BHXH 1 lần có thể bị kéo dài hơn so với thời gian quy định

Vào cuối năm thời gian nhận BHXH 1 lần có thể bị kéo dài hơn so với thời gian quy định

Tuy nhiên trên thực tế thời điểm cuối năm cơ quan, tổ chức doanh nghiệp khác, dịp cuối năm, cơ quan BHXH cũng bận rộn nhiều công việc, do đó người lao động thường nhận được tiền chi trả BHXH 1 lần không đúng hạn. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều người lao động đổ xô đi rút BHXH cuối năm cũng là lý do khiến cho việc giải quyết thường bị trễ so với thời gian mà pháp luật quy định.

Tại nhiều địa phương, người lao động phải chờ cả tháng mới nhận được tiền BHXH 1 lần do đó nếu rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào dịp cuối năm rất có thể sang năm sau người lao động mới nhận được tiền.

Như vậy, lời khuyên của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH là người tham gia BHXH không nên rút BHXH 1 lần vào gần thời điểm cuối năm do một số nguyên nhân như đã nêu bên trên. Trường hợp bắt buộc phải rút BHXH 1 lần người lao động cần chú ý rút trước thời điểm cách Tết ít nhất từ 1 tháng để hạn chế rủi ro nhận được tiền sau Tết.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu