CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Hưởng lương tháng thứ 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Bởi ebh.vn - 03/02/2021

Hưởng lương tháng thứ 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? được rất nhiều người lao động quan tâm. Ngay sau đây BHXH điện tử eBH sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Hưởng lương tháng thứ 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân? - ảnh 1

Lương tháng thứ 13 nằm trong khoản thu nhập chịu thuế.

1. Quy định về thu nhập đóng thuế thu nhập cá nhân

Để nắm được quy định về thu nhập đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) người lao động sẽ căn cứ vào Luật Thuế thu nhập cá nhân - Luật số: 04/2007/QH12. Cụ thể, tại Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân (Sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012 và 2014) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế gồm các khoản:

(1) Thu nhập từ kinh doanh

(2) Thu nhập từ tiền lương tiền công có:

  • Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định; 

  • Tiền thù lao dưới các hình thức;

  • Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;

  • Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;

  • Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(3) Thu nhập từ đầu tư vốn;

(4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;

(5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

(6) Thu nhập trúng thưởng;

(7) Thu nhập từ bản quyền;

(8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;

(9) Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;

(10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 

Các khoản thu nhập trên của người lao động sẽ được liệt vào danh sách các khoản thu nhập tính thuế. 

Xem thêm >> Hướng dẫn tra mã số thuế thu nhập cá nhân nhanh và chính xác

2. Hưởng lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Lương tháng thứ 13 tuy không được quy định tại các văn bản pháp luật nhưng khi được quy định tại các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, các thỏa ước lao động thì nội dung này sẽ bắt buộc phải thực hiện. 

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành nêu rõ, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế. Do đó người lao động hưởng lương tháng 13 sẽ phải trích một phần để đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.  

Bên cạnh đó nếu lương tháng 13 không được quy định trong hợp đồng lao động thì được coi như một khoản tiền thưởng. Theo quy định tiền thưởng nằm trong danh sách thu nhập phải chịu thuế, vì vậy khoản thu nhập lương tháng thứ 13 vẫn nằm trong khoản thu nhập chịu thuế của người lao động.

Nếu nhận lương tháng thứ 13 và có tổng thu nhập tính thuế sau khi trừ (-) đi các khoản giảm trừ lớn hơn 11 triệu/tháng (theo luật hiện hành) người lao động sẽ đóng thuế TNCN. Đối với người lao động cư trú tại Việt Nam nhận lương tháng thứ 13 phải nộp thuế TNCN thì kỳ tính thuế theo năm. 

3. Cách tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2021

Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế (quy định tại Điều 3, Luật thu nhập cá nhân) phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 

Cách tính thu nhập chịu thuế TNCN.

Cách tính thu nhập chịu thuế TNCN.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau:

  • Các khoản giảm trừ gia cảnh.

  • Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.

  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Căn cứ theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ban hành ngày 2/6/2020 quy định mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh từ 01/7/2020. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh năm 2021 được tính theo bảng như sau:

Khoản giảm trừ

Mức giảm trừ trước 1/7/2020

Mức giảm trừ từ 1/7/2020

Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế

09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm)

11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc

3,6 triệu đồng/tháng

4,4 triệu đồng/tháng

Theo quy định này thì người lao động sẽ phải nộp thuế TNCN khi có mức lương từ 11 triệu đồng trên tháng (132 triệu đồng/năm) khi không có người phụ thuộc. Với mỗi người phụ thuộc, thu nhập của người lao động phải nộp thuế TNCN tăng thêm 4,4 triệu đồng so với mức nộp thuế ban đầu.

Ví dụ: 

  • Người lao động có 1 người phụ thuộc thì mức thu nhập nộp thuế TNCN là 15,4 triệu đồng/tháng.

  • Người lao động có 2 người phụ thuộc thì mức thu nhập nộp thuế TNCN là 19,8 triệu đồng/tháng

  • Người lao động có 3 người phụ thuộc thì mức thu nhập nộp thuế TNCN là 24,2 triệu đồng/tháng

Như vậy, lương tháng thứ 13 nằm trong khoản thu nhập chịu thuế. Người lao động hưởng lương tháng thứ 13 sau khi trừ đi các khoản giảm trừ sẽ phải đóng thuế TNCN theo quy định. Mọi thông tin liên quan đến lương tháng thứ 13, người lao động vui lòng truy cập website: https://ebh.vn để cập nhật thông tin mới nhất.

Xem thêm >> Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu