CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Chế độ nghỉ ngày "đèn đỏ" cho lao động nữ theo quy định của Pháp luật

Bởi ebh.vn - 22/01/2021

Để tạo điều kiện cho lao động nữ được đảm bảo sức khỏe trong quá trình làm việc, tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14-2-2020 của Chính phủ đã quy định chi tiết chế độ nghỉ ngày “đèn đỏ” cho lao động nữ. 

Thời gian nghỉ là 30 phút/ngày tính vào giờ làm việc và hưởng nguyên lương.

Thời gian nghỉ là 30 phút/ngày tính vào giờ làm việc và hưởng nguyên lương.

1. Lao động nữ có thêm thời gian nghỉ vào ngày “đèn đỏ” được hưởng lương

Lao động nữ chiếm một tỉ lệ không nhỏ tại các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc, doanh nghiệp chế biến thực phẩm, các doanh nghiệp đóng gói bao bì… Khi đến chu kỳ “đèn đỏ” hay chu kỳ “hành kinh” đa số các lao động nữ sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Để đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ vào những ngày “đèn đỏ” Chính phủ đã quy định cụ thể thời gian nghỉ thêm cho lao động nữ khi đến ngày đèn đỏ. Căn cứ theo Khoản 3, Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. 

Tại luật cũng quy định số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng và thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Trong trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Xem thêm: Quy định về số ngày nghỉ phép năm đối với người lao động

2. Không nghỉ ngày “đèn đỏ” lao động nữ được trả thêm tiền lương

Nghỉ ngày “đèn đỏ” là chế độ đặc biệt dành cho chị em phụ nữ, tuy nhiên đối với nhiều lao động nữ không có nhu cầu nghỉ sẽ được hưởng quyền lợi riêng.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc, thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. Thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

3. Ý nghĩa tích cực và những lo lắng từ người lao động

Trong những ngày “đèn đỏ” nhiều chị em thường có các biểu hiện đau lưng, đau bụng và vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý. Việc quy định chế độ nghỉ cho lao động nữ mang ý nghĩa tích cực, là chính sách nhân văn bù đắp nhiều thiệt thòi của của lao động nữ, tạo điều kiện giúp họ có thể tự lựa chọn thời gian nghỉ phù hợp. 

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của chính sách này không ít lao động nữ lo lắng bởi các doanh nghiệp e ngại hơn khi tuyển dụng lao động nữ. Việc được nghỉ 30 phút/ngày, tối thiểu 3 ngày trong một tháng vẫn được hưởng đủ lương; được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ; khiến cho khoản chi phí quản lý, chi phí nhân lực, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.

Số ngày nghỉ được hưởng tối thiểu 30 phút/ngày là 3 ngày trong một tháng

Số ngày nghỉ được hưởng tối thiểu 30 phút/ngày là 3 ngày trong một tháng

Những lo lắng này khiến rất nhiều nhà chức trách phải suy nghĩ. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu nhân lực và nhiều mặt khác, ở đa số các doanh nghiệp để hoạt động tốt thì cần phải có cả lao động nam và lao động nữ. Lao động nữ có thể yên tâm.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2021. Do đó, lao động nữ sẽ sớm được hưởng chế độ và lợi ích của mình trong ngày “đèn đỏ”. Doanh nghiệp cần sớm có phương án sắp xếp và điều chỉnh công việc để không ảnh hưởng đến hoạt động chung, đồng thời, nên bố trí cho chị em những việc làm nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện sức khỏe trong những ngày “nhạy cảm” này. 

Quý doanh nghiệp và bạn đọc vui lòng truy cập tại website: https://ebh.vn để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến người lao động, các chế độ BHXH đặc biệt cho lao động nữ.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu