CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

10 nghiệp vụ được phép khai báo qua phần mềm BHXH điện tử

Bởi ebh.vn - 22/03/2016

Giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử thông qua phần mềm BHXH đang là phương thức tối ưu giúp đơn vị tham gia BHXH có được công cụ lập hồ sơ, khai các nghiệp vụ bảo hiểm theo đúng quy định hiện hành. Thông qua phần mềm khai BHXH, doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời nhiều nghiệp vụ BHXH trực tiếp ngay tại cơ quan, doanh nghiệp mình mà không cần phải tới trực tiếp cơ quan phụ trách để kê khai.

Nghiệp vụ được phép kê khai trên phần mềm BHXH điện tử

Nghiệp vụ được phép kê khai trên phần mềm BHXH điện tử

10 nghiệp vụ khai báo qua phần mềm BHXH được phép

Hiện nay, các nghiệp vụ cơ bản về BHXH đang được hỗ trợ thông qua phần mềm BHXH điện tử có thể kể đến bao gồm:

Các nghiệp vụ cơ bản của khai BHXH điện tử

Các nghiệp vụ cơ bản của khai BHXH điện tử

1. Nghiệp vụ báo tăng lao động

Tăng – giảm lao động tại các doanh nghiệp trong quá trình làm việc là điều thường gặp tại hầu hết các doanh nghiệp. Trong trường hợp phát sinh thêm lao động có ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên, doanh nghiệp hoặc người phụ trách BHXH tại doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghiệp vụ báo tăng lao động. Các trường hợp báo tăng lao động thường gặp tại các doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Tăng mới

  • Tăng mới do chuyển từ nơi khác đến

  • Tăng mới do chuyển từ tỉnh khác đến

  • Nghỉ đi làm lại.

  • Nghỉ thai sản đi làm lại

  • Bổ sung tăng nguyên lương.

2. Báo giảm lao động

Cũng như việc khai tăng lao động, việc báo giảm lao động tại các doanh nghiệp cũng là hoạt động thường xuyên phải thực hiện. Nghiệp vụ “Báo giảm lao động” được sử dụng khi người lao động đang tham gia BHXH di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT; ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ thai sản, bảo hiểm thất nghiệp. Tương ứng số lao động giảm, các phương án báo giảm lao động có thể kể đến cụ thể như:

  • Giảm hẳn

  • Nghỉ ốm ngắn hạn

  • Nghỉ ốm dài hạn

  • Đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

  • Giảm đến nơi khác, tỉnh khác

  • Bổ sung giảm nguyên lương.

3. Thay đổi điều kiện đóng, căn cứ, mức đóng

Việc thay đổi điều kiện đóng, căn cứ, mức đóng được thực hiện khi người lao động bị thay đổi một trong các yếu tố như:

Tiền lương, tiền công, phụ cấp đóng BHXH; chức vụ, chức danh nghề, điều kiện công việc, nơi làm việc; mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN; điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và không hưởng tiền lương, tiền công tháng.

Thực hiện nghiệp vụ thay đổi điều kiện, căn cứ, mức đóng

Thực hiện nghiệp vụ thay đổi điều kiện, căn cứ, mức đóng

4. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH 2014 về BHXH bắt buộc thì việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được thực hiện trong các trường hợp:

  • Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

  • Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

5. Cấp lại thẻ cho người lao động do bị mất, hỏng, rách

(Không thay đổi thông tin trên thẻ)

Việc cấp lại thẻ cho người lao động do bị mất, hỏng, rách (Không thay đổi thông tin trên thẻ) được thực hiện trong các trường hợp sau:

Thẻ bảo hiểm được cấp lại trong trường hợp bị mất; được đổi trong các trường hợp bị rách hoặc hỏng, thay đổi quyền lợi Bảo hiểm xã hội, thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thông tin ghi trên thẻ không đúng và điều chỉnh mức hưởng. Người được cấp lại hoặc được đổi thẻ do rách, hỏng phải nộp phí theo quy định.

Do đơn vị làm mất, hỏng hoặc kê khai không đúng.

Do người tham gia BHYT làm mất, hỏng hoặc thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc thông tin ghi trên thẻ không đúng, điều chỉnh mức hưởng.

6. Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Thông tư 29/2008/TT-BLĐTBXH quy định thẻ khám chữa bệnh được sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày cấp thẻ cho đến ngày trẻ đủ bảy mươi hai tháng tuổi.

7. Cấp lại thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi do bị mất, hỏng, rách

(Không thay đổi thông tin trên thẻ)

Theo quy định, trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh không phải mất tiền. Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập. Trường hợp thẻ bị mất, bị hư hỏng, rách, khi thay đổi nơi thường trú thì cha, mẹ, người giám hộ đề nghị UBND cấp xã cấp lại thẻ khám chữa bệnh, nêu lý do bị mất, nơi cấp và chịu trách nhiệm về việc khai báo của mình.

UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị của công dân và giải quyết từng trường hợp cụ thể, lập danh sách trẻ em được cấp lại, đổi thẻ khám chữa bệnh và gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác định số thẻ đúng với số thẻ đã được cấp lần đầu, điền đầy đủ thông tin vào thẻ khám chữa bệnh và chuyển đến UBND cấp xã ký tên, đóng dấu để tiến hành cấp lại, đổi thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em.

Phần mềm khai BHXH EBH hỗ trợ các nghiệp vụ khai BHXH

Phần mềm khai BHXH EBH hỗ trợ các nghiệp vụ khai BHXH

8. Cấp lại thẻ BHYT cho học sinh – sinh viên do bị mất, hỏng, rách rách

(Không thay đổi thông tin trên thẻ)

Việc cấp lại thẻ BHYT cho HS – SV được thực hiện trong trường hợp bị mất; được đổi trong các trường hợp bị rách hoặc hỏng, thay đổi quyền lợi bảo hiểm y tế, thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thông tin ghi trên thẻ không đúng và điều chỉnh mức hưởng. Người được cấp lại hoặc được đổi thẻ do rách, hỏng phải nộp phí theo quy định.

9. Cấp lại thẻ BHYT hàng năm cho người lao động

Trước khi thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cũ hết thời hạn sử dụng 30 ngày (31/12/2015), người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải rà soát dữ liệu lao động đang tham gia BHXH, BHYT đến thời điểm tháng 11/2015 (NSDLĐ có thể lấy dữ liệu bằng file excel từ cán bộ chuyên quản thu của cơ quan BHXH để đối chiếu) và lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh tăng, giảm lao động, quỹ tiền lương và đóng đầy đủ tiền BHXH, BHYT đến hết tháng 11 năm 2015 cho cơ quan BHXH.

10. Cấp, gia hạn thẻ BHYT cho HS – SV

Việc cấp, gia hạn thẻ BHYT cho HS – SV sẽ được thực hiện hàng năm trong suốt khóa học.

Hiện nay với những nghiệp vụ giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử kể trên phần mềm eBH đều đáp ứng được hết với giao diện làm việc thân thiện, dễ dàng sử dụng chỉ sau 5 phút cài đặt. Quý khách hàng cần tìm hiểu thêm có thể liên hệ với trung tâm chăm sóc khách hàng eBH hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline 1900558873 để được hỗ trợ tốt nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu