Top 4 quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2020
Năm 2020, là một năm đáng chú ý với nhiều điểm mới trong luật bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động và người lao động cần nắm bắt nhanh chóng để kịp thời thay đổi cho phù hợp. Vậy, top 4 quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2020 là gì? Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ chia sẻ đến các bạn ngay sau đây.
1. Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu
Một trong những thay đổi lớn và quan trọng nhất của bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2020 đó chính là sự thay đổi mức đóng BHXH tối thiểu của người lao động ở các vùng theo quy định.
Căn cứ vào Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/01/2020, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức áp dụng năm 2019. Sự thay đổi của mức lương tối thiểu vùng dẫn đến việc thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu tương ứng.
Bảng mức đóng BHXH tối thiểu áp dụng từ ngày 01/01/2020.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu của người lao động và người sử dụng lao động dựa trên căn cứ mức lương tối thiểu vùng, khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức đóng BHXH tối thiểu của người lao động và người sử dụng lao động cũng tăng theo.
2. Mức xử phạt vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực BHXH
Có rất nhiều các doanh nghiệp, người lao động vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Tuy nhiên, mức xử phạt hành chính mới đã được áp dụng đối với các doanh nghiệp và người lao động có hành vi vi phạm này.
Căn cứ vào Điều 38, 39, 40, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH như sau:
Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020, như vậy nếu doanh nghiệp vi phạm sau khoảng thời gian này sẽ áp dụng mức xử phạt mới nặng hơn theo quy định.
3. Tăng mức phạt với hành vi không ký kết hợp đồng đối với công việc từ 3 tháng trở lên
Đứng ở vị trí thứ 3 trong top 4 quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội là việc tăng mức phạt đối với hành vi không ký kết hợp đồng lao động đối với công việc từ 3 tháng trở lên.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 8 của Nghị định 28 ban hành ngày 1/3/2020, trường hợp lao động đã làm công việc có thời hạn ít nhất là 3 tháng mà chưa được ký kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt với các mức như sau:
-
Mức 2 triệu - 5 triệu với trường hợp vi phạm số người lao động từ 1-10.
-
Mức 5 triệu - 10 triệu với trường hợp vi phạm số người lao động từ 11-50.
-
Mức 10 triệu - 15 triệu với trường hợp vi phạm số người lao động từ 51-100.
-
Mức 15 triệu - 20 triệu với trường hợp vi phạm số người lao động từ 101-300.
-
Mức 20 triệu - 25 triệu với trường hợp vi phạm số người lao động từ 301 trở lên.
Mức phạt đối với hành vi không ký kết hợp đồng lao động đối với công việc từ 3 tháng trở lên có thể ở mức từ 2 triệu - 25 triệu đồng.
Mức phạt mới năm 2020 đã tăng lên rất nhiều so với quy định cũ tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 88/2015/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Điều 5, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP). Người sử dụng lao động lưu ý để không vi phạm nội dung này.
4. Người lao động được quyền biết thông tin đóng BHXH
Căn cứ vào Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/3/2020 yêu cầu các thông tin đóng BHXH phải được công khai đối với người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động giấu giếm có thể bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.
Trên đây là chia sẻ về top 4 quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2020 mà doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý và nắm được để chủ động trong công việc, tránh những sai phạm không đáng có gây thiệt hại về kinh tế. Để biết thêm thông tin và được tư vấn nghiệp vụ liên quan đến BHXH quý doanh nghiệp có thể gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900558873/1900558872 để hỗ trợ nhanh nhất.