Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116
Kể từ khi Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 của Chính phủ được ban hành, đã có rất nhiều người lao động gặp khó khăn dịch bệnh Covid-19 được kịp thời hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhầm lẫn khi xác định phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về điều kiện và thời gian hưởng trợ cấp tại hai Nghị quyết này.
Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP.
1. Nội dung chính của Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116
Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 đều được ra đời trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp và có những tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động (NLĐ). Cụ thể:
Nghị quyết 68/NQ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 1/7/2021 với mục tiêu hỗ trợ cho NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
Nghị quyết 68/NQ-CP được chính phủ ban hành 24/9/2021 với mục đích góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động; thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước, phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa cho người lao động và người sử dụng lao động.
2. Phân biệt chính của Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116
Tuy cùng hướng tới mục tiêu hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 nhưng tại hai nghị quyết có đối tượng, điều kiện thực hiện.
|
NGHỊ QUYẾT 68/NQ-CP |
NGHỊ QUYẾT 116/NQ-CP |
Ngày ban hành và hiệu lực thi hành. |
- Ngày ban hành: 1/7/2021 - Hiệu lực thi hành: từ ngày ký |
- Ngày ban hành: 24/9/2021 - Hiệu lực thi hành: từ ngày ký |
Đối tượng được hỗ trợ |
- NLĐ tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên từ 1/5/2021-31/5/2021. - NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/5/2021 - 31/12/2021. - Người lao động ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong thời gian từ 1/5/2021-31/12/2021. - Lao động tự do |
- NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên). - NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng. - Các trường hợp: Tạm hoãn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; Nghỉ việc không lương; Ngừng việc; Nghỉ thai sản, ốm đau từ 14 ngày trở lên. (Bổ sung theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021) |
Mức hỗ trợ |
- NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người - NLĐ bị ngừng việc 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người. - NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người. - NLĐ tự do: mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/ người/ ngày |
Căn cứ vào thời gian tham gia đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ mức hỗ trợ như sau: - Dưới 12 tháng: 1.800.000 - Từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: 2.100.000 - Từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: 2.400.000 - Từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: 2.650.000 - Từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: 2.900.000 - Từ đủ 132 tháng trở lên: 3.300.000 |
Thời gian thực hiện hỗ trợ |
Từ ngày 1/5/2021 đến 31/12/2021 |
Từ ngày 01/10/2021 đến 31/12/2021 |
Nguồn kinh phí |
26.000 tỷ đồng từ Ngân sách trung ương. - Sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương. |
Khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020. |
Như vậy, qua sự so sánh và phân tích trên người lao động sẽ dễ dàng phân biệt được chính sách hỗ trợ từ 2 Nghị quyết và đối chiếu để xác định mình thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết nào. Trong trường hợp NLĐ thuộc cả 2 đối tượng theo nghị Quyết 68 và nghị quyết 116 sẽ được nhận cả hai nguồn hỗ trợ.
Xem thêm: Hạn chót làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo nghị quyết 116
Thời gian giải quyết hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP hạn cuối đến ngày 31/12/2021
Người lao động cần đặc biệt lưu ý thời gian và thủ tục làm hồ sơ hưởng hỗ trợ từ 2 Nghị quyết. Tùy từng đối tượng người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng hỗ trợ thông qua các hình thức sau:
-
Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH;
-
Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
-
Nộp hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công của cơ quan BHXH.
Đối với các đối tượng đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp và tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ làm hồ sơ và nộp tại cơ quan BHXH. Theo đó, chậm nhất đến ngày 31/12/2021 người lao động sẽ nhận được hỗ trợ theo quy định.
Xem thêm: Hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ theo Nghị quyết 116
Như vậy trong bài viết trên đây eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin về phân biệt chính sách hỗ trợ theo nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 mới đây của Chính phủ. Hy vọng rằng bài viết có thể mang đến nhiều thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ EBH
☎️ Tel: 024.37545222 - Fax: 024.37545223
🌎 Website: https://ebh.vn/
📞 HOTLINE: 1900558873
🏢 Địa chỉ: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.