CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Hà Nội tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT năm 2015

Bởi ebh.vn - 30/09/2015

Ngày 15/9/2015, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn TP Hà Nội.

BHXH TP Hà Nội tổ chức đối thoại chính sách BHXH, BHYT

BHXH TP Hà Nội tổ chức đối thoại chính sách BHXH, BHYT

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020 có trên 55% số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội; phấn đấu số người tham gia BHYT hàng năm (từ năm 2015 đến năm 2020) đạt tỷ lệ dân số: năm 2015 trên 75%, năm 2016 đạt 78%, năm 2017 đạt 80,5%, năm 2018 đạt 82,5%, năm 2019 đạt 84% và năm 2020 trên 85% dân số.

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, UBND TP Hà Nội yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội; UBND các quận, huyện, thị xã; các tổ chức và doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổ chức quan triệt, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 và chương trình, kế hoạch của Thành ủy, UBND TP Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về thực hiện mục tiêu số người tham gia BHXH, BHYT.

Thứ hai, tập trung vận động triển khai tăng số người tham gia BHXH, BHYT và các nhóm đối tượng sau: Nhóm người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh cá thể... Tăng cường các biện pháp bắt buộc chủ sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT đầy đủ cho người lao động theo quy định của pháp luật; tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhất là các xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt trên 70% người dân tham gia BHYT, cần thông tin đầy đủ về chính sách pháp luật BHYT, cách thức tham gia để người dân dễ dàng tiếp cận, cập nhật thông tin kịp thời; BHYT học sinh, sinh viên hiện nay đạt tỷ lệ tham gia 88,03%, năm học 2015-2016 phải phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia 100%.

Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về BHXH, BHYT. Tổ chức tuyên truyền các nội dung của Luật BHXH sửa đổi năm 2014, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của cấp ủy, chính quyền các cấp, chủ sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

Đặc biệt, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định tham gia BHYT là bắt buộc; kịp thời biểu dương các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Phê phán những đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin.

Thứ tư, nâng cao chât lượng khám, chữa bệnh (KCB) Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng KCB BHYT trên địa bàn, bảo đảm sự hài lòng của người bệnh. Tăng cường ứng dụng CNTT, kết nối dữ liệu trong quản lý BHYT và KCB BHYT; tổ chức, quản lý tốt việc KCB và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT; thực hiện minh bạch, công khai chi phí KCB BHYT nhằm hạn chế, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng trục lợi quỹ BHYT, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật, thuốc chữa bệnh.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành vi trốn đóng, nợ đóng và gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT của UBND cấp huyện, cấp xã; xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi cho các bên tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, tiến tới việc vận hành cơ sở dữ liệu điện tử trong phạm vi Thành phố với cả nước và thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT giấy bằng thẻ điện tử. Năm 2015 và những năm tiếp theo tập trung triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã phải xác định rõ nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; cấp ủy, chính quyền các cấp yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vận động gia đình gương mẫu tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật; nỗ lực phấn đấu số người tham gia BHYT năm 2015 đạt từ trên 75% dân số và đến năm 2020 trên 85% dân số.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu