Chính phủ điện tử là gì? Chỉ số phát triển chính phủ điện tử
Triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số là mục tiêu trong dài hạn của Chính phủ Việt Nam. Điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ. Vậy chính phủ điện tử và chính phủ số là gì? Mời bạn hãy cùng với EBH tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Chính phủ điện tử là quá trình tin học hoá các hoạt động của Chính phủ
1. Chính phủ điện tử là gì?
Chính phủ điện tử (e-Government) là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của chính phủ, giúp tối ưu hóa các hoạt động của chính phủ và cung cấp các dịch vụ công cộng phục vụ cho người dân và doanh nghiệp thông qua các nền tảng như website và ứng dụng trực tuyến.
Việc chuyển đổi phương thức hoạt động sang chính phủ điện tử nhằm các mục đích sau:
(1) Nâng cao hiệu quả quản lý: Giúp chính phủ quản lý và điều hành công việc một cách hiệu quả hơn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
(2) Cải thiện dịch vụ công: Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí.
(3) Tăng cường tính minh bạch: Tạo ra một môi trường minh bạch, nơi người dân có thể dễ dàng truy cập thông tin và giám sát hoạt động của chính phủ.
(4) Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp: Khuyến khích người dân tham gia vào quá trình ra quyết định và đóng góp ý kiến thông qua các nền tảng trực tuyến.
(5) Phát triển kinh tế số: Hỗ trợ phát triển kinh tế số bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào nền kinh tế số.
Chính phủ điện tử không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, giúp tạo điều kiện cho công dân và các doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác với chính phủ, các cơ quan Nhà nước ở bất cứ đâu. Đồng thời, có thể nhanh chóng ghi nhận các ý kiến đóng góp của người dân trước khi chính phủ ban hành các dự thảo thay đổi về luật.
1.1 Chỉ số phát triển chính phủ điện tử là gì?
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử tiếng anh là e-Government Development Index (EGDI) là điểm tổng hợp trung bình của 03 lĩnh vực quan trọng nhất là Dịch vụ công trực tuyến, Hạ tầng viễn thông và Nguồn nhân lực của một Chính phủ điện tử. Chỉ số EGDI được chia làm 4 mức độ như sau:
- Rất cao: chỉ số lớn hơn 0,75 điểm.
- Cao: chỉ số từ 0.5 đến 0,75 điểm.
- Trung bình: chỉ số từ 0,25 đến 0,5 điểm.
- Thấp: chỉ số nhỏ hơn 0,25 điểm.
1.1.1 Chỉ số EGDI của Chính phủ Việt Nam
Theo Liên Hợp Quốc, Việt Nam có chỉ số EGDI năm 2024 đạt 0.7709 điểm ở mức Rất cao, cao hơn chỉ số EGDI trung bình của thế giới là 0.6382 điểm và xếp hạng thứ 71/193 quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5/11 chỉ xếp sau các quốc gia là Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Chính phủ số là quá trình chuyển đổi số của Chính phủ
2. Chính phủ số là gì?
Chính phủ số là một mô hình chính phủ hiện đại và được thực thi sau khi đã triển khai Chính phủ điện tử, trong đó toàn bộ hoạt động của chính phủ được chuyển lên môi trường số. Điều này không chỉ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động mà còn đổi mới mô hình hoạt động và cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu.
Một số đặc điểm nổi bật của chính phủ số bao gồm:
(1) Hoạt động trên môi trường số: Tất cả các hoạt động của chính phủ được thực hiện trực tuyến, từ quản lý hành chính đến cung cấp dịch vụ công.
(2) Sử dụng dữ liệu và công nghệ số: Chính phủ số dựa vào dữ liệu và công nghệ số để ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và cung cấp dịch vụ mới.
(3) Cung cấp dịch vụ công mới: Chính phủ số không chỉ tin học hóa các quy trình hiện có mà còn tạo ra các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
(4) Minh bạch và hiệu quả: Chính phủ số giúp tăng cường tính minh bạch, giảm thiểu tham nhũng và lạm quyền, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành.
Chính phủ số là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi số toàn diện của quốc gia, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Tuy nhiên điều này cũng kèm theo một số rủi ro như đối với quốc gia là mất chủ quyền quốc gia, an toàn và an ninh mạng. Trong khi đó, rủi ro đối với người dân là quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân quan trọng.
3. Phân biệt Chính phủ điện tử và Chính phủ số
Chính phủ điện tử và chính phủ số có một số điểm giống nhau, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Dưới đây là bảng tóm tắt giúp bạn đọc có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt 2 khái niệm này:
Chính phủ điện tử |
Chính phủ số |
|
Điểm giống nhau |
|
|
Điểm khác nhau |
|
|
3.1 06 lợi ích từ việc triển khai chính phủ điện tử và chính phủ số
Việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chính phủ số tại Việt Nam trong thời gian qua đã mang đến những lợi ích thiết thực và có tác động tích cực đối với người dân, doanh nghiệp.
Đầu tiên là việc xây dựng và đưa vào vận hành Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉ chinhphu.vn. Trang web cung cấp thông tin về các chính sách, pháp luật, quy định của chính phủ, cũng như các thông tin liên quan đến dịch vụ công trực tuyến. Đây được xem như là một nguồn tài liệu quan trọng cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai là giúp hoàn thiện hơn môi trường pháp lý. Việc cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử đồng thời giúp tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Thứ ba là giúp phát triển hạ tầng số thông qua việc Chính phủ đầu tư vào hạ tầng mạng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để đảm bảo việc triển khai dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả .
Thứ tư là giúp phát triển dữ liệu số quốc gia thông qua việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, Bộ - Ngành và địa phương, đảm bảo thông tin thông suốt và an toàn .
Thứ năm là giúp phát triển các ứng dụng, dịch vụ công quốc gia bằng việc tạo ra các ứng dụng tiện ích như VssID, VNeID ... và dịch vụ trực tuyến để người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng, giảm thiểu thời gian và chi phí.
Thứ sáu là giúp bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia, đảm bảo tính bảo mật an toàn cho dữ liệu và hệ thống thông tin của Chính phủ .
Những thành công ban đầu này đã và đang định hình một tương lai kỳ vọng hướng tới Chính phủ số, nơi mọi dịch vụ và thông tin sẽ được cung cấp một cách thuận tiện, minh bạch và hiệu quả.
Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ từ Phần mềm BHXH EBH về Chính phủ điện tử và Chính phủ số. EBH hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Tài Phạm