CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Thay đổi mới trong quy định về bảo hiểm xã hội năm 2020

Bởi ebh.vn - 20/03/2020

Bảo hiểm xã hội năm 2020 có những điểm gì thay đổi về quy định và chính sách? Năm 2020 đánh dấu mốc quan trọng với nhiều điểm mới liên quan mật thiết đến người lao động. Do vậy, cả doanh nghiệp và người lao động cần phải nắm rõ những chính sách này.

Những thay đổi quan trọng về chính sách Bảo hiểm xã hội

Những thay đổi quan trọng về chính sách Bảo hiểm xã hội 2020.

1. Những điều chỉnh về mức lương tham gia BHXH

Trong khi tỷ lệ đóng BHXH vẫn giữ nguyên thì theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng từ 150.000 - 240.000 VND so với năm 2019, quy định được áp dụng từ ngày 01/01/2020. Cụ thể:

Vùng I: Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là 4.420.000 vnđ/tháng.

Vùng II: Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là 3.920.000 vnđ/tháng.

Vùng III: Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là 3.430.000 vnđ/tháng.

Vùng IV: Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là 3.070.000 vnđ/tháng.

https://ebh.vn/tin-tuc/bao-hiem-xa-hoi-2020-review-nhung-thay-doi-quan-trong-moi-nhat

Những thay đổi về mức đóng BHXH đối với doanh nghiệp và lao động.

Trong đó, doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo mức quy định của vùng nơi đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ở nhiều địa bàn thì áp dụng mức có lương tối thiểu vùng cao nhất.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phân tách hoặc thay đổi địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng của địa bàn trước khi thực hiện thay đổi. Khi doanh nghiệp áp dụng tăng lương tối thiểu vùng cần đảm bảo không cắt giảm các chế độ của người lao động bao gồm: Tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,...

Ngoài ra, các khoản bổ sung ngoài lương như phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng cho lao động thì doanh nghiệp thực hiện theo thỏa thuận với người lao động trong hợp đồng và theo quy chế, quy định của doanh nghiệp.

2. Những điều chỉnh về chế độ hưu trí năm 2020

Bảo hiểm xã hội 2020 có nhiều thay đổi về quy định độ tuổi, cách tính và mức tính trong chế độ hưu trí.

2.1. Thay đổi độ tuổi hưởng lương hưu của người lao động

Kể từ năm 2020, quy định về độ tuổi hưởng chế độ hưu trí là 55 tuổi đối với lao động nữ và 50 tuổi đối với lao động nam đồng thời khả năng suy giảm lao động là 61%. Xét về điều kiện độ tuổi, Bảo hiểm xã hội 2020 đã quy định tăng thêm 1 tuổi so với năm 2019.

2.2. Thay đổi về cách tính lương hưu

Cách tính lương hưu hàng tháng trong chế độ Bảo hiểm xã hội 2020 được điều chỉnh đối với lao động nam. Cụ thể, mức lương hưu hàng tháng sẽ được tính bằng 45% mức lương trung bình tháng đóng bảo hiểm và tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, nếu lao động nam nghỉ vào năm 2020 thì thời gian được tính la 18 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2018 là 16 năm.

2.3. Thay đổi mức tính chế độ hưu trí

Người lao động nằm trong diện thực hiện chế độ tiền lương nằm trong quy định của Nhà nước và thời gian đóng BHXH nằm trong chế độ này, cụ thể là nếu đóng BHXH từ 2020 đến hết năm 2014 thì tiền lương bình quân để tính lương hưu hàng tháng sẽ tính của 20 năm cuối trước khi lao động nghỉ hưu.

3. Thay đổi về mức hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội

Theo quy định về Bảo hiểm xã hội 2020, mức lương cơ sở tăng lên 1.6 triệu/tháng từ 01/07/2020. Vì vậy, một số khoản trợ cấp cho người lao động cũng tăng theo, cụ thể:

3.1. Trợ cấp một lần khi sinh con 

Vì trước thời điểm 01/072020, mức lương cơ sở vẫn ở mức 1.49 triệu/tháng. Vì vậy, mức trợ cấp một lần khi sinh sẽ được chia thành 2 trường hợp:

  • Trường hợp trước 01/07/2020: Trợ cấp = 2 lần lương cơ sở = 2x1.49 triệu =  2.98 triệu đồng/tháng.

  • Trường hợp từ 01/07/2020: Trợ cấp = 2x1.6 triệu = 3.2 triệu đồng/tháng.

Những thay đổi quan trọng về chính sách Bảo hiểm xã hội

Trợ cấp một lần khi sinh con cho lao động nữ tăng lên.

3.2. Trợ cấp dưỡng sức thai sản, ốm đau

Theo quy định về chế độ dưỡng sức sau ốm đau, thai sản tại Điều 29 và 41 của Luật BHXH, mức trợ cấp được tính bằng 30% lương cơ sở, cụ thể:

  • Trường hợp trước 01/07/2020: trợ cấp = 30% x 1.49  triệu = 447.000 đồng/ngày.

  • Trường hợp từ 01/07/2020: Trợ cấp = 30% x 1.6 triệu = 448.000 đồng/ngày.

3.3. Trợ cấp mai táng

Mức trợ cấp mai táng trong điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định bằng 10 lần lương cơ sở. Vì vậy:

  • Trước thời điểm 01/07/20120: Trợ cấp mai táng = 10 x 1.49 triệu = 14.9 triệu đồng/tháng.

  • Từ thời điểm 01/07/2020 trở đi: Trợ cấp mai táng = 10 x 1.6 triệu = 16 triệu đồng/tháng.

Xem thêmGộp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4 và 5/2020

4. Những điều chỉnh trong phương thức quản lý người tham gia BHXH

Ngoài những thay đổi về chế độ, chính sách, Bảo hiểm xã hội 2020 còn thay đổi về một số hình thức và phương phức quản lý thông tin người tham gia BHXH, cụ thể:

  • Dự kiến thay thế sổ bảo hiểm xã hội bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

  • Hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu về BHXH, vận hành cơ sở dữ liệu điện tử trên phạm vi cả nước.

Trên đây là những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội năm 2020. Doanh nghiệp cần nắm vững các thông tin để thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định. Người lao động cần tìm hiểu để biết những quyền lợi, chế độ được hưởng theo đúng Luật.

Mong rằng những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Xem thêm: Những thay đổi từ 15/4/2020 ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu