CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Những cách viết bản kiểm điểm cá nhân thông dụng nhất

Bởi ebh.vn - 03/11/2023

Bản kiểm điểm cá nhân là văn bản trình bày những sai sót, lỗi lầm mà mình đã mắc phải, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong thời gian sắp tới. Dưới đây là những mẫu bản kiểm điểm và hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân phổ biến hiện nay.

Hướng dẫn viết bản kiểm điểm cá nhân đúng chuẩn

Hướng dẫn viết bản kiểm điểm cá nhân đúng chuẩn

1. Bản kiểm điểm là gì?

Bản kiểm điểm tiếng Anh là self criticism là một loại văn bản người viết sử dụng để tự nhận xét, đánh giá lại những hành vi, kết quả công tác, học tập của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định.

Bản kiểm điểm thường được viết khi cá nhân có những vi phạm nội quy, quy định tại nơi học tập, làm việc hoặc được viết khi kết thúc một năm học, nhiệm kỳ công tác. Bản kiểm điểm có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên, người lao động, cán bộ viên chức, Đảng viên... Mục đích của bản kiểm điểm là để người viết nhìn nhận được những ưu điểm và nhược điểm của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm và cải thiện bản thân.

Nội dung bản kiểm điểm thường bao gồm các phần sau:

  1. Lời xin lỗi về hành vi sai trái hoặc vi phạm.

  2. Giải thích về lý do tại sao hành vi đó đã xảy ra.

  3. Cam kết không tái phạm hành vi đó.

  4. Kế hoạch cải thiện bản thân trong tương lai.

Bản kiểm điểm là một công cụ hữu ích để giúp một cá nhân học hỏi từ lỗi lầm và trở thành người tốt hơn. Nó cũng có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân và tổ chức.

2. Có những loại bản kiểm điểm nào?

Hiện nay có nhiều loại bản kiểm điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng. Một số loại bản kiểm điểm phổ biến là:

1) Bản tự kiểm điểm: Dành cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, Đảng viên khi kết thúc một thời gian, quá trình rèn luyện, công tác để đánh giá, tổng kết kết quả đạt được, những ưu, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập, công tác, làm việc.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định 90/2020/NĐ-CP, các cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 6 tháng, thì không thực hiện đánh giá chất lượng, nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp có thai và nghỉ theo chế độ. 

Do đó, các cán bộ, công chức, viên chức cần thực hiện kiểm điểm thời gian công tác trong năm, kể cả những cán bộ chưa công tác đủ 06 tháng, ngoại trừ một số trường hợp nghỉ theo chế độ thai sản quy định. 

2) Bản kiểm điểm cá nhân: Dành cho giáo viên, công chức, học sinh, sinh viên khi cần kiểm điểm, trình bày khuyết điểm hoặc lỗi của cá nhân trong sự việc nào đó, tự đánh giá mức độ phạm lỗi của mình để cấp trên có cơ sở đánh giá hình thức kỷ luật đối với mình.

Bản kiểm điểm cá nhân thường được thực hiện vào thời điểm cuối năm trước khi tổng kết năm học hoặc đánh giá nhân viên. 

Bản kiểm điểm dành cho Đảng viên có quy định rõ ràng

Bản kiểm điểm dành cho Đảng viên có quy định rõ ràng

3) Bản tự kiểm điểm Đảng viên: Dành cho Đảng viên khi kết thúc một năm hoặc một nhiệm kỳ để tổng kết quá trình tu dưỡng, rèn luyện, công tác và phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của người Đảng viên trong năm hoặc nhiệm kỳ.

Theo quy định tại Tiểu mục 1, Mục I, Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019, đảng viên phải tự kiểm điểm phê bình, tự phê bình, đánh giá chất lượng hàng năm, để các cấp Ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, từng cá nhân có thể tự soi và sửa mình. Từ đó, đề ra chủ trương, giải pháp trong thời gian tới, để phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên.

3. Cách viết bản kiểm điểm như thế nào cho chuẩn?

Như đã đề cập ở trên bản kiểm điểm là một văn bản mà bạn viết để tự nhận ra lỗi của mình, rút ra kinh nghiệm và học hỏi. Dưới đây là một mẫu bản kiểm điểm cá nhân chuẩn cho học sinh mà bạn có thể tham khảo cách viết như sau:

(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

(2) BẢN KIỂM ĐIỂM 

(3) Kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ..............

(4)Tên em là: ................ Là học sinh lớp: ….... trường …...

(5) Em xin kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

1. Nội dung sự việc: (Trình bày sự việc)

2. Em tự nhận thấy lỗi của mình là: (Lỗi gì bạn hãy viết ra đây) đã gây ảnh hưởng tới: (ảnh hưởng tới ai thì ghi ra, ví dụ tới bạn.., tới lớp…, thi đua của lớp…, làm thầy cô phiền lòng)

3. Em đã tự nhận ra lỗi của mình và cảm thấy hối hận vì đã để xảy ra sự việc trên.

4. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô).

Kính mong thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

(6)...., Ngày ... tháng ... năm ...

(7) Ý kiến và chữ ký của phụ huynh

Chữ ký của học sinh

.......................

Cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân có thể khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng và môi trường làm việc, học tập cụ thể. Tuy nhiên, đối với một bản kiểm điểm chuẩn sẽ có các nội dung chính bao gồm:

(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ: là bắt buộc đối với một văn bản hành chính được sử dụng tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Nhà nước... quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP. Theo đó, bản kiểm điểm sẽ ghi quốc hiệu là: "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" và tiêu ngữ là: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” theo định dạng và kích thước chuẩn.

(2) Tên văn bản: là "BẢN KIỂM ĐIỂM"

(3) Người nhận: Bản kiểm điểm gửi cho ai? Bạn ghi rõ tên (kèm chức vụ) của người nhận bản kiểm điểm. Ví dụ:

- Kính gửi: Thầy Nguyễn Văn A - Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A Trường THPT ABC;

- Kính gửi: Chị Trần Thị B - Trưởng phòng Kinh Doanh, Công ty XYZ;

(4) Thông tin người viết: Bản kiểm điểm phải có thông tin của người viết, bao gồm:

- Họ tên, lớp, trường học, năm học (nếu là học sinh).

- Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, chức vụ và đơn vị công tác (nếu là người lao động).

(5) Nội dung kiểm điểm: Bạn sẽ phải trình bày rõ ràng và trung thực về những hành vi, kết quả công tác, học tập của mình trong khoảng thời gian được quy định, nêu ra những ưu điểm và khuyết điểm, thừa nhận lỗi sai và cam kết sửa chữa, đề xuất các giải pháp cải thiện bản thân.

Hoặc bạn cũng có thể viết nội dung kiểm điểm bằng cách tự trả lời những câu hỏi theo thứ tự sau:

  1. Trình bày sự việc đã xảy ra, xác định bản thân có lỗi trong sự việc đó không?

  2. Nguyên nhân hoặc lý do xảy ra sự việc? Hậu quả của hành vi sai phạm?

  3. Bản thân tự nhận hình thức kỷ luật nào?

  4. Lời hứa không tái phạm hành vi đó?

6) Địa điểm và thời gian làm bản kiểm điểm.

(7)  Ý kiến của người liên quan (nếu có kèm chữ ký) và chữ ký của người viết bản tự kiểm điểm.

3.1 Những lưu ý quan trọng khi viết bản kiểm điểm

Bản kiểm điểm sau khi hoàn thành, bạn nên đọc lại để tránh lỗi chính tả hoặc điều chỉnh văn phong cho phù hợp trước khi gửi đến cho người nhận có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

- Viết sao cho ngắn gọn, súc tích, sẽ dễ được người có thẩm quyền giải quyết tha lỗi.

- Mục đích viết bản kiểm điểm là để giúp bạn nhận thức ra lỗi của mình, để sửa chữa và tự suy nghĩ về bản thân.

- Đừng quá lo lắng khi bị bắt viết bản kiểm điểm, hãy tự tin đối diện và hứa không tái phạm.

Hy vọng bạn sẽ viết được bản kiểm điểm chuẩn và học hỏi từ những sai lầm của mình.

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân và bản tự kiểm điểm

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân và bản tự kiểm điểm

4. Những mẫu bản kiểm điểm cá nhân thông dụng nhất

Bạn có thể tham khảo và tải về một số mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh, người lao động và Đảng viên để biết cách viết cụ thể hơn dưới đây.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi: ………

Tôi tên là: ………

Đơn vị: ………

Chức vụ: ………

Nhiệm vụ được giao: ……

Theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, tôi xin tự kiểm điểm bản thân như sau:

Trình bày sự việc xảy ra: …………

Xác định lỗi của bản thân khi xảy ra sự việc: ……

Nguyên nhân sai phạm: ……

Hậu quả do sai phạm xảy ra: ……

Tự nhận hình thức kỷ luật: ………

…….Ngày…….tháng……năm……

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký và ghi rõ họ tên)

.................................

Tải Mẫu bản kiểm điếm cá nhân file word về máy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Ngày …. tháng…....năm…….

Kính gửi: ……………………

Tên tôi là: ……………………

Sinh ngày: ……………………

Chức vụ: ………………………

Đơn vị công tác: ………………

Hôm nay, tôi viết bản kiểm điểm xin tự đánh giá quá trình công tác của tôi trong năm 2023 như sau:

- Về phẩm chất chính trị đạo đức và lối sống:

+ ………………………

+ ………………………

- Về chuyên môn nghiệp vụ

+ ………………………

+  ………………………

- Phần tự đánh giá cá nhân

+ Ưu điểm: ………………

+ Nhược điểm: ………………

Trên đây là bản kiểm điểm tự đánh giá, xếp loại quá trình công tác của tôi trong năm. Kính mong nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo, tập thể cán bộ và đồng nghiệp trong công ty để tôi được hoàn thiện hơn trong năm tới.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

….., ngày….tháng ….năm………..

Người viết bản kiểm điểm

(Ký, ghi rõ họ và tên)

............................

Tải về Mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân file word

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường ………………

Em tên là: ………………………

Học sinh lớp …………..Năm học: …………

Sinh ngày : ……. tháng ……. năm ………

Hiện đang trú tại: ………………………

Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu): …………………

Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm của em như sau:

………………………

Với mức độ vi phạm khuyết điểm như em đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin tự nhận hình thức kỷ luật: ……………………

…….Ngày…….tháng……năm……

Chữ ký học sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

...................................

Tải Mẫu bản kiểm điểm học sinh file word

Bản kiểm điểm học sinh thường được sử dụng khi học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, lớp học. Bản kiểm điểm nhằm tự đánh giá hành vi của bản thân học sinh khi phạm lỗi, hoặc kiểm điểm lại những vi phạm trong một kỳ học.

Hy vọng những chia sẻ của Phần mềm bảo hiểm xã hội EBH trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bản kiểm điểm.

Nguyệt Nga - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu