Từ tháng 2/2022 nhiều chính sách mới liên quan BHXH, BHYT có hiệu lực
Từ tháng 2/2022 nhiều chính sách mới liên quan đến BHXH, BHYT có hiệu lực, người lao động và doanh nghiệp đặc biệt lưu ý thực hiện theo chính sách mới đồng thời bảo vệ lợi ích của mình.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022 liên quan đến bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
1. Điều chỉnh tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH
Theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 31/12/2021 quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH đã áp dụng mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH mới. Cụ thể như sau:
Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH:
Áp dụng cho các đối tượng:
-
Người lao động (NLĐ) thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
-
NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều chỉnh mức tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH giúp tăng mức lương hưu được hưởng.
Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội:
Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/2/2022; áp dụng mức điều chỉnh mới từ ngày 1/1/2022 và thay thế Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH. Mức điều chỉnh mới giúp NLĐ được nhận lương với mức cao hơn mức điều chỉnh cũ. Các đơn vị và người lao động lưu ý mức điều chỉnh mới theo quy định để đảm bảo lợi ích.
>>> Mức đóng BHXH, BHYT đối với người lao động tại Doanh nghiệp Xem thêm
2. Tăng thời gian làm thêm tối đa với lao động thời vụ
Căn cứ theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 15/12/2021 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng có sự thay đổi. Theo đó thời gian làm việc, làm thêm tối đa của người làm công việc thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng
-
Tăng 12 giờ/tuần
-
Tăng 8 giờ/tháng
Cụ thể:
-
Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 72 giờ/tuần.
-
Tổng số giờ làm thêm không quá 40 giờ/tháng.
-
Tổng số giờ làm thêm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ/năm.
Bên cạnh đó thì người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định về thời giờ làm việc, làm thêm theo tuần hoặc theo tháng, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH .
>>> Có hiệu lực từ 1/2/2022
3. Tăng mức hỗ trợ cho NLĐ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Ngày 31/12/2022 thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Theo đó, tăng mức hỗ trợ cho NLĐ từ quỹ này.
Cụ thể:
-
Theo quy định tại Điều 10, Quyết định 40/2021/QĐ-TTg hỗ trợ NLĐ phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài: Mức hỗ trợ: từ 10.000.000 - 30.000.000 đồng/trường hợp (trước đó theo Quyết định 144/2007/QĐ-TTg, mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/trường hợp).
-
Theo quy định tại Điều 11, Quyết định 40/2021/QĐ-TTg hỗ trợ NLĐ phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác: Mức hỗ trợ: từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/trường hợp (trước đó Quyết định 144/2007/QĐ-TTg quy định các trường hợp rủi ro khác hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
-
Theo quy định tại Điều 14, Quyết định 40/2021/QĐ-TTg hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài: Mức hỗ trợ: 40.000.000 đồng/trường hợp (trước đó mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/trường hợp).
Quyết định 40/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21/02/2022.
4. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động
Theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã thay đổi mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động. Cụ thể tại Điều 7, Thông tư này quy định như sau:
-
Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của NLĐ cho mỗi 12 tháng làm việc.
-
Hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của NLĐ.
-
Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Ví dụ: Mọi ngành, nghề tại thị trường Nhật Bản là 0 đồng; thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc: 0 đồng; lao động giúp việc gia đình tại thị trường Malaysia và Bruney: 0 đồng;..
Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 và thay thế Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/102013. Theo đó các đơn vị môi giới lao động cùng người lao động cần đặc biệt lưu ý.
5. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng
Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi đối với người có công với cách mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2022. Theo đó, những người có công với cách mạng như thương binh, bệnh binh… sẽ được hỗ trợ về nhà ở bằng các hình thức:
-
Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
-
Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đến 90% theo quy định tại Điều 100 Nghị định này;
-
Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất) theo quy định của pháp luật về nhà ở;
-
Hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở;
-
Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua NOXH;
-
Xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
-
Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng theo quy định tại Điều 102 Nghị định này.
Các đối tượng là người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng cần nắm được chi tiết các ưu đãi của mình để đảm bảo lợi ích. Trong trường hợp chưa nắm rõ có thể trực tiếp đến tại Ủy ban nhân dân tại địa phương để được hướng dẫn và làm rõ.
6. Kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử
Thông tư 27/2021/TT-BYT ban hành ngày 20/12/2022 quy định về việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử. Theo đó khi đi khám chữa bệnh người dân được kê đơn theo hình thức điện tử.
Kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, đơn thuốc có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.
Lộ trình áp dụng kê đơn bằng hình thức điện tử được quy định tại Điều 6, Thông tư 27/2021/TT-BYT như sau:
-
Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022.
-
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải hoàn thành trước ngày 01/12/2022.
Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy. Các bệnh viện, phòng khám có tránh nhiệm gửi đơn thuốc điện tử lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia ngay sau khi kết thúc quy trình khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh ngoại trú và trước khi người bệnh ra viện đối với người bệnh nội trú.
Tại thông tư cũng nêu rõ cơ sở khám chữa bệnh gửi đơn thuốc điện tử hoặc mã đơn thuốc điện tử cho người bệnh hoặc người đại diện người bệnh thông qua các phương tiện điện tử.
Lưu ý: Quy định về kê đơn thuốc điện tử được áp dụng từ ngày 15/02/2022, khi Thông tư 27/2021/TT-BYT chính thức có hiệu lực. Bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh trong trường hợp cần hóa đơn điện tử để xuất trình hưởng các chế độ có thể sử dụng đơn thuốc điện tử.
7. Điều chỉnh quy định về chuyển tuyến và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh nhân lao
Thông tư 36/2021/TT-BYT ban hành ngày 31/12/2021 quy định khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT liên quan đến bệnh lao. Theo đó bệnh nhân bệnh lao có nhiều thuận lợi hơn trong việc khám bệnh, chữa bệnh lao. Cụ thể:
Về chuyển tuyến khám chữa bệnh:
Người mắc bệnh lao kháng thuốc đăng ký KCB ban đầu tại tuyến huyện được chuyển lên tất cả các cơ sở KCB tuyến Trung ương.
Về thanh toán chi phí khám, bệnh chữa bệnh:
Quỹ BHYT thanh toán chi phí của thuốc điều trị lao và vật tư y tế đi kèm để sử dụng thuốc đối với trường hợp người nghi mắc bệnh lao, mắc bệnh lao, mắc bệnh lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn sau khi được cơ sở KCB tuyến trên chuyển về tuyến y tế cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị, duy trì.
Quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với người bệnh khi được chỉ định bởi:
-
(1) Người có chứng chỉ hành nghề KCB có phạm vi hoạt động chuyên môn là KCB chuyên khoa lao hoặc phổi;
-
(2) Người có chứng chỉ hành nghề KCB không thuộc trường hợp (1) thì phải được tập huấn điều trị bệnh lao theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của Bộ Y tế;
-
(3) Người thực hiện việc kê đơn thuốc trong các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2021/TT-BYT.
Trước ngày 15/2/2022 không có quy định về chi phí thanh toán vật tư y tế đi kèm. Từ ngày 15/2/2022 quy định về chuyển tuyến và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trên chính thức có hiệu lực.
>>> Hướng dẫn thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất
Như vậy, người lao động và các cơ quan tổ chức đặc biệt lưu ý những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022. Việc nắm bắt nhanh, chính xác các chính sách mới tạo điều kiện giúp người lao động và các đơn vị tổ chức có thể tránh những sai sót trong công việc đồng thời bảo vệ quyền lợi của mình. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết Quý độc giả có thể liên hệ bảo hiểm xã hội điện tử eBH theo số Hotline 1900558873 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất