Trốn đóng bảo hiểm có thể bị phạt tù 7 năm, phạt tiền 1 tỉ đồng
Trong Bộ luật hình sự (sửa đổi) lần này có điểm mới liên quan đến việc trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động với mức phạt tù có thể lên tới 7 năm, tiền phạt có thể lên tới 1 tỉ đồng.
Doanh nghiệp, cá nhân nếu trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp có thể bị phạt tù 7 năm, phạt tiền 1 tỉ đồng. (Ảnh minh hoạ)
Điều 219. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (mới)
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội từ 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm với số tiền từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là quyền lợi của người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng, việc trốn đóng BHXH của doanh nghiệp/ người sử dụng lao động không chỉ gây ảnh hưởng đến người lao động mà còn gây ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của quốc gia.
Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết từ BHXH điện tử eBH trong bài viết trên đây có thể cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết và hữu ích nhất.