07 thay đổi đáng chú ý về thu nhập của người lao động từ 2021
Bắt đầu từ ngày 1/1/2021 Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, có nhiều thay đổi đáng chú ý liên quan đến thu nhập của người lao động . Trong bài viết này, eBH sẽ chia sẻ 07 thay đổi quan trọng mà người lao động cần nắm được để đảm bảo lợi ích cho mình.
07 thay đổi đáng chú ý về thu nhập của người lao động từ năm 2021
1. Thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 113, Bộ luật lao động 2019 người lao động có thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương như sau:
Đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
-
Nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
-
Nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
-
Nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 112, Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động từ năm 2021 được nghỉ 02 ngày. Như vậy, so với các năm trước người lao động được nghỉ thêm 01 ngày và được hưởng nguyên lương.
2. Có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 2, Điều 35, Bộ luật lao động 2019, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
Tuy nhiên, các trường hợp nghỉ không báo trước quy định ở trên sẽ trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 97, Bộ luật lao động 2019 gồm:
-
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
-
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động.
3. Thêm trường hợp được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
Theo quy định trước đây chỉ có 06 trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương phải thông báo với người sử dụng lao động (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 116, Bộ luật Lao động 2012) gồm:
-
Kết hôn (nghỉ 3 ngày).
-
Bố đẻ, mẹ đẻ chết (nghỉ 3 ngày).
-
Bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết (nghỉ 3 ngày).
-
Vợ chết hoặc chồng chết (nghỉ 3 ngày).
-
Con chết (nghỉ 3 ngày).
-
Con kết hôn (nghỉ 1 ngày).
Tại Bộ luật lao động 2019 đã có thêm nhiều trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương gồm:
-
Con đẻ, con nuôi kết hôn, nghỉ 1 ngày.
-
Cha mẹ nuôi; cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết nghỉ 3 ngày.
-
Con đẻ, con nuôi chết, nghỉ 3 ngày.
Thêm nhiều trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.
Trong Bộ luật lao động 2019 cũng quy định cụ thể hơn về trường hợp “con đẻ” và “con nuôi”. Việc xác định rõ con đẻ, con nuôi này đảm bảo tính chặt chẽ hơn so quy định cũ.
4. Làm công việc nặng nhọc phụ nữ mang thai được giảm 1 giờ làm việc
Tại Khoản 2, Điều 137, Bộ luật lao động 2019 quy định lao động nữ trong các trường hợp:
-
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.
-
Có thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Trong trường hợp này, NLĐ được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày. NLĐ không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Được thưởng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác
Theo Bộ luật lao động cũ chỉ quy định về tiền thưởng. Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2019 đã mở rộng khi quy định cả tiền thưởng và tài sản thưởng.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 104, Bộ luật lao động 2019 thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc. Quy chế thưởng có thể được lấy ý kiến tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
6. Doanh nghiệp không được ép lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ
Trước đây, xảy ra nhiều trường hợp doanh nghiệp bắt buộc NLĐ phải dùng lương để mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đơn vị khác để gia tăng lợi ích. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 94, Bộ luật lao động 2019 thì:
-
Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ.
-
Người sử dụng lao động không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Doanh nghiệp không được ép NLĐ dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình, đơn vị khác
Như vậy, đến năm 2021 việc doanh nghiệp ép buộc hoặc trừ trực tiếp lương của NLĐ để mua sản phẩm dịch vụ sẽ không còn. Người lao động được quyền tự do sử dụng lương do mình làm ra.
7. Tính lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương
Tại Khoản 4, Điều 97, Bộ luật lao động 2019 nêu rõ, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
Người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải đền bù cho người lao động. Khoản tiền đền bù ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Trên đây là 07 thay đổi đáng chú ý về thu nhập của người lao động từ năm 2021 người lao động và người sử dụng lao động cần nắm được. Việc nắm rõ những thay đổi này sẽ giúp người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo lợi ích cho mình khi làm việc.
Để được giải đáp các thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ về tổng đài của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH: 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.